Ứng dụng công nghệ enzyme trong sản xuất giấy tissue: hoàn thiện và tiến tới cạnh tranh cao

Ứng dụng công nghệ enzyme trong sản xuất giấy tissue: hoàn thiện và tiến tới cạnh tranh cao

Trong quá trình sản xuất giấy, công đoạn nghiền bột giấy chiếm tỷ trọng tiêu thụ năng lượng cao, từ 15-18% tổng tiêu thụ năng lượng. Bên cạnh việc tiêu hao năng lượng, hiệu quả của quá trình nghiền cũng ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng giấy và hiệu quả tổng thể của dây chuyền nói chung. Nhằm khắc phục những vấn đề còn tồn tại của công đoạn nghiền nói riêng, cũng nhằm hỗ trợ ngành giấy tìm kiếm các giải pháp công nghệ sạch, hiệu quả, bền vững, các nhà khoa học thuộc Viện Công nghiệp giấy và Xenluylô đã gấp rút nghiên cứu enzyme tổng hợp có tác dụng trợ nghiền.

Bộ sản phẩm của đề tài: enzyme trợ nghiền và giấy tissue thành phẩm. Ảnh: congnghiepsinhhocvietnam.com.vn

Với sự phát triển của khoa học công nghệ, enzyme trợ nghiền được biết đến như một giải pháp hữu hiệu. Theo ThS. Trần Hoài Nam, cán bộ nghiên cứu thuộc Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô, “các enzyme trợ nghiền có tác động hiệu quả tới xơ sợi cellulose, giảm năng lượng tiêu thụ trong quá trình nghiền, cải thiện khả năng thoát nước của bột trên lưới, giảm lượng hơi tiêu thụ công đoạn sấy, tăng độ mềm của giấy tissue, đồng thời”, ông Nam nhấn mạnh, “làm sạch nước trong tuần hoàn nội vi”.

Như vậy có thể nói với sự hỗ trợ của enzyme trợ nghiền, ngành sản xuất giấy đã đồng thời giải quyết được nhiều vấn đề cùng lúc, đó là: giảm tiêu thụ năng lượng và chi phí sản xuất, giảm thiểu tác động môi trường, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng tính cạnh tranh.

Đây cũng là mục tiêu chính của đề tài “Nghiên cứu công nghệ tạo chế phẩm enzyme trợ nghiền từ vi khuẩn – xạ khuẩn chịu nhiệt và ứng dụng trên dây chuyền sản xuất giấy tissue” của nhóm nghiên cứu thuộc Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô.

Theo Công nghiệp Sinh học Việt Nam



Show Buttons
Share On Facebook
Share On Youtube
Hide Buttons