Thị trường RCP Đông Nam Á vẫn duy trì mức cao

Thị trường RCP Đông Nam Á vẫn duy trì mức cao

Giá giấy thu hồi (RCP) trong giai đoạn trung tuần tháng 6 tại các thị trường lớn Châu Á, nhất là Đông Nam Á có những diễn biến trái chiều, người mua đang cố tạo áp lực giảm giá đối với các nhà cung cấp.

Những khách hàng lớn ở Đông Nam Á tiếp tục giảm khối lượng mua vào do mức tiêu thụ giấy bao bì tại Trung Quốc giảm, đã làm giảm lượng giấy bao bì của những này xuất khẩu sang Trung Quốc. Ấn Độ, nước nhập khẩu OCC từ Mỹ lớn nhất hiện nay đã giảm mua vào OCC liên tục trong hai tháng và đây là yếu tố có thể sẽ kéo giảm giá OCC.

Tỷ lệ thu gom OCC tại Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản đang thấp, dẫn đến nguồn cung hạn chế, đây cũng là nguyên nhân để các nhà cung cấp dựa vào để từ chối áp lực giảm giá do khách hàng tạo nên.

Trong tháng 6, các nhà máy Trung Quốc tại Đông Nam Á lên kế hoạch thu mua đủ lượng 100.000 tấn OCC Mỹ.

Theo các nhà quan sát và phân tích thị trường, tại Việt Nam, Thái Lan, Malaysia và Indonesia, giá giấy làm lớp sóng tái chế là 650-730 USD/tấn, trong khi giá xuất khẩu chỉ dưới 500 USD/tấn.

Tại Nhật Bản cũng vậy, giấy bao bì tái chế xuất khẩu sang Trung Quốc có giá thấp từ 420-430 USD/tấn nhưng giá nội địa ở mức 460 USD/tấn. Có thể các nhà cung cấp Nhật Bản định giá loại này thấp như vậy là do có nguồn OCC nội địa rẻ, có giá khoảng 200 USD/tấn – thấp hơn nhiều so với giá OCC xuất khẩu.

Trong giai đoạn trung tuần tháng 6/2022, giá OCC của Nhật Bản giữ nguyên ở mức 260-280 USD/tấn tại Đài Loan và Đông Nam Á. Giá DS OCC 12 của Mỹ đã tăng 5 USD/tấn lên 270-275 USD/tấn và giá OCC 11 của Mỹ tăng lên 265-270 USD/tấn tại thị trường Đài Loan.

Tại Đông Nam Á, giá DS OCC 12 và OCC 11 của Mỹ đều ổn định, lần lượt ở mức 290-300 USD/tấn và 280-290 USD/tấn.

Do Ấn Độ từ chối mua OCC 95/5 Châu Âu, nên người bán phải đưa số hàng này từ Ấn Độ sang bán ở Đông Nam Á với giá rẻ, chỉ 260-270 USD/tấn./.

Theo Fastmarkets RISI



Show Buttons
Share On Facebook
Share On Youtube
Hide Buttons