Xuất khẩu dăm gỗ cả năm nay sẽ đạt gần 16 triệu tấn

Xuất khẩu dăm gỗ cả năm nay sẽ đạt gần 16 triệu tấn

Dự kiến sản lượng xuất khẩu dăm gỗ năm 2023 sẽ tương đương với năm ngoái, thế nhưng giá trị sẽ giảm bởi giá dăm gỗ xuất khẩu đi xuống.

Dự kiến sản lượng xuất khẩu dăm gỗ năm 2023 sẽ tương đương với năm ngoái

Ông Thang Văn Thông – Phó Chi hội trưởng Chi hội Dăm gỗ Việt Nam đã có những chia sẻ xung quanh vấn đề này.

Câu chuyện hoàn thuế

Nhiều tháng qua đã chứng kiến câu chuyện hoàn thuế và các doanh nghiệp ngành gỗ cũng có nhiều văn bản gửi tới Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng như các ngành chức năng kiến nghị tháo gỡ khó khăn trong việc hoàn thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp.

Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) có Công điện số 07/CĐ-TCT ngày 9/8 gửi cục trưởng cục thuế các địa phương về vấn đề thúc đẩy giải quyết hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng.

Tổng cục Thuế ngày 21/9/2023 Tiếp tục có văn bản gửi tới cục thuế các địa phương để xem xét đề xuất của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam và Chi hội Dăm gỗ Việt Nam về việc đưa mức thuế giá trị gia tăng về 0%.

Cục thuế ở các tỉnh thành đã hỗ trợ doanh nghiệp kịp thời trong quá trình hoàn thuế khi triển khai thực hiện các văn bản đó. Nhiều địa phương đến nay đã sớm hoàn thuế cho doanh nghiệp.

Tổng hợp sơ bộ của các chi hội và một số doanh nghiệp cho thấy các doanh nghiệp ngành gỗ mà phần lớn là trong lĩnh vực chế biến dăm gỗ, viên nén đã được hoàn trên 2.000 tỷ đồng trong số 6.000 tỷ đồng tiền thuế đang chờ.

So với tổng số tiền thuế giá trị gia tăng cần phải hoàn lại cho doanh nghiệp, con số trên đã hoàn mới chỉ đạt 1/3 nhưng tạo tiền lệ cho các địa phương khác để đẩy mạnh việc hoàn thuế.

Sự vào cuộc của Chính phủ và các bộ ngành đã giúp nhiều doanh nghiệp ngành gỗ có được nguồn vốn để tái sản xuất nhằm phục vụ đơn hàng vào mùa cao điểm cuối năm. Nhờ đó, có thể hồi sinh, phục hồi và thúc đẩy kinh mạch xuất khẩu đạt được mục tiêu.

Chuyển động của thị trường dăm gỗ

Thị trường vào tháng 9 vừa qua có phần chậm lại. Thế nhưng, việc lên xuống của thị trường là điều hết sức bình thường. Hiện nay, giá dăm gỗ xuất khẩu vào khoảng 140 USD/tấn, thấp hơn so với cùng kỳ. Thế nhưng, người trồng rừng vẫn có thu nhập, người sản xuất vẫn có lợi nhuận hay người xuất khẩu vẫn có được sự hiệu quả nếu chúng ta xuất khẩu đều với mức giá này.

Trong khi, mức giá tăng cao đột biến vào năm ngoái là không bền vững. Đối tác nhập khẩu cũng sẽ không mua hàng của chúng ta nếu không có lợi nhuận.

Thị trường dăm gỗ vào tháng 9/2023 có phần chậm lại

Ông Thông cho biết vừa qua đã làm việc với các đối tác của Trung Quốc và có mức giá nguyên liệu dăm rơi vào khoảng 140 – 145 USD/tấn. Ông cho biết sẽ cam kết ký hợp đồng dài hạn nếu phía đối tác đồng ý. Bên đối tác hiện đang xem xét. Theo ông, mức giá này là phù hợp và đem lại lợi ích cho cả hai bên.

Giá củi gỗ trước đây rơi vào khoảng 900.000đ đến 1 triệu đồng/tấn, trong khi hiện người trồng rừng sẽ bán được củi gỗ với mức giá 1.200.000 đồng/tấn trở lên khi giá dăm gỗ xuất khẩu từ 140 – 145 USD/tấn.

Bên cạnh đó, năng suất của người trồng rừng còn tăng lên nhờ thay đổi giống và công nghệ trồng. Năng suất trồng trước đây chỉ đạt 80 tấn/ha thì nay đã là 120 – 160 tấn/ha. Bà con trồng rừng có lợi nhuận cao hơn khi sản lượng tăng và giá tăng. So với việc làm cây nông nghiệp thì bà con chỉ cần trồng 1 đến 2 chu kỳ cây keo sẽ được thu lợi nhuận nhiều hơn.

Trước đây 1ha keo chỉ có 40 – 50 triệu đồng thì nay đã có khoảng 80 – 90 triệu đồng/ha. Nếu một gia đình sở hữu vài ha thì họ có thể thu hoạch từ vài trăm triệu sau vài năm. Loại cây keo này chỉ có công chăm sóc trong vòng nửa năm đầu. Sau đó người trồng rừng có thể đi kiếm việc khác để tạo ra thu nhập. Như vậy, bà con sẽ không mất nhiều công mà vẫn có khoản tích luỹ này.

Tình hình xuất khẩu dăm gỗ cuối năm

Năm nay, thị trường ngành gỗ nhìn chung kém đi nhiều. Trong khi dăm gỗ và viên nén đều kém đi một phần thì gỗ dán gần như đứt thị trường. Trên thị trường xuất khẩu, ngành gỗ nội và ngoại thất chỉ được khoảng 40%.

Xuất khẩu dăm gỗ từ nay đến cuối năm cũng sẽ duy trì như vậy. Lý do là vì đồng nhân dân tệ mất giá, có nghĩa là hàng hóa nhập khẩu để bán lại tại thị trường nội địa Trung Quốc sẽ phải hạ giá.

Dăm gỗ là nguyên liệu đầu vào của ngành giấy

Vẫn còn nhiều vẫn ổn trên thị trường thế giới. Dăm gỗ là nguyên liệu đầu vào của ngành giấy, giá cả sẽ bị ảnh hưởng dù ngành này vẫn sử dụng.

Giá dăm gỗ 140 USD/tấn như hiện nay đang là mức giá tốt nhất trong bối cảnh giá cả thị trường biến động như hiện nay.

Cơ cấu thị trường dăm gỗ

Thị trường giấy và bột giấy chỉ có ở Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản với thị phần Trung Quốc chiếm 68 – 70%; thị trường Hàn Quốc chiếm khoảng 3-5%; còn lại là Nhật Bản.

Không có nhiều sự thay đổi trong cơ cấu thị trường. Mới đây, Trung Quốc xây dựng thêm 2 nhà máy bột giấy (1 nhà máy tại Phúc Kiến, 1 nhà máy tại Quảng Tây) với công suất 2 triệu tấn/năm/1 nhà máy, trong đó nhà máy tại Quảng Tây đã chạy hết công suất. Trong khi, nhà máy ở Phúc Kiến chạy được 800.000 tấn/ năm. Nhà máy này dự kiến sẽ chạy hết công suất vào năm sau.

Nhu cầu bột giấy tại thị trường Trung Quốc được cho là sẽ phát triển thêm và đây cũng là thị trường nhập khẩu dăm gỗ lớn nhất. Đa số các nhà làm giấy và bột giấy đều tập trung tại thị trường này.

Việt Nam hiện nay vẫn đang đứng đầu thế giới về nguồn cung dăm gỗ cho thị trường Trung Quốc nhờ lợi thế về cự li vận chuyển gần và giá thành rẻ hơn so với các thị trường khác.

Ông Thông dự báo, sản lượng dăm gỗ xuất khẩu năm 2013 sẽ không giảm so với năm 2022 (15,81 triệu tấn.) Tuy nhiên, do giá dăm xuất khẩu giảm nên kim ngạch sẽ giảm.

taichinh.kinhtechungkhoan.vn



Show Buttons
Share On Facebook
Share On Youtube
Hide Buttons