Kinh tế xanh là gì? Giải pháp phát triển kinh tế bền vững

Kinh tế xanh là gì? Giải pháp phát triển kinh tế bền vững

Đây là thuật ngữ để chỉ sự cân bằng giữa việc tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sống, tài nguyên sinh thái. Dưới đây, FPT IS sẽ giải thích chi tiết về thuật ngữ kinh tế xanh cũng như bàn luận về thực trạng, giải pháp và tương lai nền kinh tế xanh tại Việt Nam.

Kinh tế xanh (Green economy) là nền kinh tế ít carbon, giảm thiểu mối nguy hại đến môi trường cũng như tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.

Nền kinh tế xanh là một khuôn khổ kinh tế lồng ghép các hoạt động kinh tế với vấn đề bảo vệ môi trường và tài nguyên. Từ đó, tạo nên sự phát triển kinh tế bền vững, ổn định nguồn lao động, duy trì hệ sinh thái, giảm thiểu rủi ro môi trường cũng như sự khan hiếm về tài nguyên.

Kinh tế xanh thúc đẩy sự phát triển thị trường kết hợp duy trì hệ sinh thái

2. Vai trò của nền kinh tế xanh 

Green economy đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng kinh tế của doanh nghiệp trong tương lai. Cụ thể là:

Khuyến khích sự phát triển kinh tế bền vững

Các doanh nghiệp không ngừng đánh giá tác động môi trường để giảm thiểu các rủi ro về môi trường, duy trì sự ổn định và tăng trưởng kinh tế toàn diện.

Tránh sự biến đổi khí hậu

Việc giảm lượng phát khí thải và khai thác tài nguyên hợp lý là cách giảm thiểu sự biến đổi khí hậu trên toàn cầu.

Cải thiện và cân bằng hệ sinh thái

Bằng cách sử dụng tài nguyên hợp lý, chú trọng vào các hoạt động tái chế kết hợp với giải pháp bảo vệ môi trường hiệu quả.

Duy trì sự cân bằng giữa kinh tế và môi trường, tài nguyên

Chính phủ toàn cầu ứng dụng công nghệ xanh vào các hoạt động kinh doanh, sản xuất nhằm cân bằng giữa sự tăng trưởng kinh tế và hệ sinh thái trong môi trường.

Nền kinh tế xanh góp phần lớn vào việc giảm thiểu biến đổi khí hậu toàn cầu

3. 5 Nguyên tắc phát triển kinh tế xanh

Trong những năm gần đây, nền kinh tế xanh mang lại sự phát triển mạnh mẽ và hệ sinh thái đã được cải thiện và đa dạng hơn. Kinh tế xanh tuân theo 5 quy tắc chính:

3.1. Nguyên tắc an sinh

Nguyên tắc này cho phép mọi người tạo ra và tận hưởng thành quả của sự thịnh vượng. Thông qua việc:

  • Lấy con người làm trung tâm, hướng đến tạo ra sự thịnh vượng chung.
  • Sự tăng trưởng trong kinh tế sẽ hỗ trợ phúc lợi. Sự giàu có này không chỉ đơn thuần là tài chính mà còn bao gồm đầy đủ các nguồn vốn con người, xã hội, vật chất và tự nhiên.
  • Ưu tiên cải thiện và đầu tư các hệ thống, cơ sở hạ tầng, giáo dục, kiến thức cho mọi người.
  • Tạo cơ hội việc làm, lao động bền vững tại doanh nghiệp.
  • Xây dựng lợi ích công cộng dựa trên sự lựa chọn của từng cá nhân.

3.2. Nguyên tắc công bằng

Nguyên tắc công bằng chú trọng sự công bằng giữa các tầng lớp, thế hệ với những đặc điểm sau:

  • Chia sẻ quyền lợi một cách bình đẳng, công bằng giữa các tầng lớp khác nhau. Đặc biệt, không phân biệt đối xử và sẵn sàng trao quyền cho phụ nữ.
  • Cung cấp không gian sống cho động vật hoang dã sinh sống, đảm bảo hệ sinh thái được phân bổ công bằng.
  • Thúc đẩy nền kinh tế phát triển dài hạn, tạo ra nguồn tài nguyên dồi dào để phục vụ nhu cầu, lợi ích tương lai. Đồng thời, tìm kiếm các giải pháp để cải thiện tình trạng nghèo đói và bất công trong xã hội, quốc gia.
  • Hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ, vừa và doanh nghiệp xã hội.
  • Tạo điều kiện đào tạo kỹ năng cho nhóm bảo trợ xã hội có sự chuyển đổi tích cực.
  • Tăng cường lòng tin, xây dựng các mối quan hệ và hỗ trợ quyền cho người lao động.

Tạo môi trường sống bình đẳng giữa các tầng lớp xã hội

3.3. Nguyên tắc giới hạn hành tinh

Nền kinh tế xanh chú trọng việc bảo vệ, đầu tư và phục hồi tài nguyên thiên nhiên bằng cách:

  • Khôi phục hệ sinh thái (đất, nước, không khí, sinh vật,…).
  • Hạn chế sử dụng các tài nguyên tự nhiên.
  • Đổi mới phương pháp quản lý hệ sinh thái trong tự nhiên.
  • Kiểm soát hoạt động khai thác của doanh nghiệp.

3.4. Nguyên tắc hiệu quả và đầy đủ

Kinh tế xanh hướng đến hỗ trợ sản xuất cũng như tiêu dùng bền vững:

  • Một nền kinh tế xanh bao trùm là nền kinh tế ít carbon, bảo tồn tài nguyên, đảm bảo tính đa dạng và tuần hoàn. Nó bao gồm các mô hình phát triển bền vững về kinh tế mới nhằm giải quyết thách thức, tạo ra sự thịnh vượng trong giới hạn hành tinh.
  • Nó thừa nhận rằng phải có một sự thay đổi đáng kể trên toàn cầu nhằm hạn chế tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên ở mức bền vững.
  • Nó điều chỉnh các động lực kinh tế, thông qua các cơ chế: tổ chức/người gây ra tác hại môi trường phải đóng góp nhiều hơn và người tạo ra các giá trị xanh sẽ nhận được nhiều lợi ích.

3.5. Nguyên tắc quản trị tốt

Nền kinh tế xanh được định hướng, dẫn dắt bởi thể chế tích hợp, trách nhiệm và linh hoạt. Kinh tế xanh đòi hỏi sự tham gia của công chúng và tính minh bạch trong lợi ích của tất cả các thể chế công cộng và tư nhân. Ngoài ra, kinh tế xanh còn chú trọng xây dựng hệ thống tài chính vững mạnh và duy trì các tiêu chuẩn, quy định, thủ tục trong quá trình quản lý doanh nghiệp.

Xây dựng hệ thống quản trị dựa trên các chuẩn mực, thể chế

4. Tác động đến thị trường kinh tế Việt Nam

Kể từ khi triển khai và thực hiện nền kinh tế xanh, thị trường Việt Nam đã có nhiều cải thiện vượt bậc:

  • Hoạt động sản xuất và tiêu dùng được cải tiến nhờ công nghệ hóa.
  • Gia tăng các hoạt động “xanh” để bảo vệ tài nguyên, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế xanh.
  • Đời sống được cải thiện, nhiều khu đô thị và vùng nông thôn mới được hình thành.

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, năm 2021 Việt Nam đã chịu tác động mạnh mẽ từ đại dịch Covid, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ. Thế nhưng, trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam vẫn đạt 2,58%.

Đồng thời, quy trình áp dụng và phát triển nền kinh tế xanh ở Việt Nam được Ngân hàng thế giới ủng hộ và tích cực hỗ trợ trong nhiều lĩnh vực. Trong đó, ưu tiên đầu tư vốn về các dự án công nghiệp xanh, năng lượng xanh, phát triển cơ sở hạ tầng cũng như ứng phó với sự biến đổi khí hậu.

Trong hơn 10 năm qua, ngân hàng Thế giới đã hỗ trợ Việt Nam hơ 25,3 tỷ USD để nâng cao và phát triển nền kinh tế xanh.

Ngoài ra, việc phát triển kinh tế xanh đã ảnh hưởng tích cực đến nguồn lao động trong nước. Cụ thể là, cơ cấu lao động có xu hướng chuyển dịch theo hướng phi nông nghiệp.

Điều này không chỉ hỗ trợ cho việc phát triển mục tiêu “Xanh hóa nền kinh tế”, mà còn gps phần bổ sung nguồn lao động trong việc ứng dụng thành tựu công nghiệp.

Nền kinh tế xanh đã tác động tích cực đến thị trường Việt Nam

5. Thách thức nền kinh tế xanh tại Việt Nam

Việt Nam đang đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức khi triển khai kinh tế xanh:

  • Khó tìm kiếm giải pháp công nghệ, khoa học kỹ thuật phù hợp để xây dựng nền kinh tế xanh.
  • Áp dụng kinh tế xanh vào lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp còn nhiều hạn chế.
  • Ảnh hưởng của khí hậu, môi trường, tài nguyên trong quá trình triển khai dự án.
  • Cơ hội xuất nhập khẩu giảm mạnh bởi ảnh hưởng của thuế, các tiêu chuẩn, quy định của quốc gia khác.

Sự phát triển kinh tế xanh mang lại nhiều cơ hội và thách thức cho thị trường Việt Nam

6. FPT IS đồng hành cùng doanh nghiệp trong hành trình chuyển đổi xanh, hướng đến kinh tế xanh

Chuyển đổi xanh nền kinh tế đang là xu hướng chuyển dịch tất yếu khi thế giới đang đối mặt với nhiều vấn đề môi trường, biến đổi khí hậu. Xu hướng này đang hình thành các tiêu chuẩn mới về môi trường và phát triển bền vững do các thị trường nhập khẩu, nhà nhập khẩu quy định.

Hướng đến Chuyển đổi xanh và Kinh tế xanh, một trong những điều doanh nghiệp cần phải làm chính là giảm lượng khí thải Carbon từ các hoạt động sản xuất, vận hành nội bộ và trong chuỗi cung ứng. Để giảm lượng khí thải, trước tiên cần phải hiểu và nắm bắt được dữ liệu về chúng.

Giải pháp kiểm kê khí nhà kính VertZéro – Sản phẩm thuộc hệ sinh thái công nghệ Made by FPT, hướng tới số hóa toàn diện quy trình thu thập dữ liệu môi trường, tính toán, quản lý, tạo báo cáo khí thải, giúp doanh nghiệp theo dõi tiến trình thực hiện cam kết, đảm bảo các quy chuẩn quốc tế.

Từ đó có thể đưa ra các chiến lược hành động giúp giảm phát thải, tạo ấn tượng tốt cho nhà đầu tư, cổ đông và khách hàng.

FPT IS – Giải pháp công nghệ phát triển kinh tế xanh bền vững

Theo: https://fpt-is.com/



Show Buttons
Share On Facebook
Share On Youtube
Hide Buttons