Chính sách nhập khẩu giấy phế liệu chặt chẽ hơn, tác động tới 7,97 triệu tấn trong năm 2018

Chính sách nhập khẩu giấy phế liệu chặt chẽ hơn, tác động tới 7,97 triệu tấn trong năm 2018

Đối với thị trường giấy phế liệu, năm 2017 là một năm đầy biến động. Chính sách đã trở thành một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến các điều kiện thị trường và mô hình cung và cầu. Từ 04/2017, Chính phủ Trung ương ban hành Kế hoạch thực hiện việc Cấm nhập khẩu rác từ nước ngoài nhằm thúc đẩy Cải cách hệ thống quản lý việc nhập khẩu chất thải rắn. Nhiều ý kiến tư vấn và đề nghị sửa đổi chính sách nhập khẩu giấy phế liệu đã được để xuất để thực hiện hiệu quả chính sách này.

Ngày 23/10/2017, MEP (Bộ Bảo vệ môi trường) đã công bố bản dự thảo Quy định về Quản lý Bảo vệ Môi trường đối với việc nhập khẩu giấy phế liệu và việc tái chế và tận dụng của các doanh nghiệp (sau đây gọi chung là doanh nghiệp tái chế giấy phế liệu) áp dụng cho việc nhập khẩu giấy phế liệu làm nguyên liệu sản xuất của các doanh nghiệp tái chế giấy phế liệu với công suất trên 300.000 tấn/năm có công nghệ, thiết bị tái chế thích ứng để sản xuất giấy tái chế.

Theo số liệu thống kê của China Unicom, năm 2017, MEP đã cấp phép nhập khẩu tổng cộng 28.107.600 tấn giấy phế liệu, trong đó 22.046.500 tấn giấy phế liệu (mã HS 47071000; /47072000; 47073000) và 6.601.100 tấn giấy hỗn tạp (mixed paer)  (Mã HS 47079000).

Trong danh sách các doanh nghiệp tái chế và sử dụng giấy phế liệu nhập khẩu đã được phê duyệt có 88 nhà máy đơn (duy nhất) có công suất tái chế dưới 300.000 tấn/năm. Năm 2017, hạn ngạch cấp cho 88 nhà máy này xấp xỉ 2.288.500 tấn, chiếm 10,06% tổng số hạnh ngạch được phê duyệt trong cả nước trong năm 2017, trong đó có khoảng 1.909.600 tấn giấy phế liệu không phải là giấy hỗn tạp (mixed paper).

Đáng chú ý là, trong số các nhà máy đơn công suất dưới 300.000 tấn/năm có 25 nhà máy thuộc Fuyang Paper Group, thành phố Phụ Dương, có giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường với khối lượng khoảng 1.090.800 tấn. Giấy phép không nêu rõ, nhưng hầu hết giấy phép được cấp ở Phụ Dương thuộc các giấy thải khác (được hiểu là mixed paper – giấy hỗn tạp).

Kể từ khi chính phủ Trung Quốc gửi thư cho WTO nói rằng họ sẽ cấm nhập khẩu phế liệu không được phân loại từ cuối năm nay, cùng với việc chỉ cấp giấy phép nhập khẩu giấy phế liệu cho các doanh nghiệp tái chế giấy công suất trên 300.000 tấn/năm trong năm 2018, thì hạn ngạch nhập khẩu giấy phế liệu năm 2018 sẽ thấp hơn hạn ngạch đã cấp cho năm 2017 là 7,97 triệu tấn, tức giảm khoảng 28,36% hạn ngạch được cấp năm 2017.

Điều kiện nhập khẩu giấy phế liệu phải có công suất trên 300.000 tấn/năm về cơ bản chỉ cắt bỏ kênh nhập khẩu của các nhà máy nhỏ thường nhập khẩu giấy phế liệu cho sản xuất, mặc dù việc này chỉ tác động tới chưa đến 2 triệu tấn giấy phế liệu nhập khẩu. Tới đây các nhà máy nhỏ phải hoàn toàn phụ thuộc vào giấy phế liệu nội địa và chăc chắn phải cạnh tranh trong thị trường giấy phế liệu nội địa với các nguồn cung cấp giá cao cho các nhà máy lớn hơn. Đồng thời về mặt chất lượng, giấy phế liệu nội địa không thể tốt bằng giấy phế liệu của Hoa Kỳ nhập khẩu, nên chất lượng giấy thành phẩm của các nhà máy nhỏ sẽ có giới hạn.

Ngoài ra, trong tháng 08/2017, Bộ Bảo vệ Môi trường đã công bố dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu giấy nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất, trong đó lượng tạp chất trong giấy phế liệu nhập khẩu giảm từ 1,5% xuống 0,3% (Việt Nam là 2%, Người dịch). Sau khi dự thảo được công bố. các Hiệp hội tái chế Hoa Kỳ, Anh…cho rằng quy định này là quá chặt chẽ. Hiện tại lan truyền tin đồn rằng MEP có thể sẽ điều chỉnh các quy định nhập khẩu chung giấy phế liệu hoặc điều chỉnh lượng tạp chất sẽ từ 0,3% đến 1%.

Lê Như Tú



Show Buttons
Share On Facebook
Share On Youtube
Hide Buttons