Hiệp định RCEP và khả năng ảnh hưởng tới Ngành công nghiệp giấy

Hiệp định RCEP và khả năng ảnh hưởng tới Ngành công nghiệp giấy

Ngày 15/11/2020, 15 quốc gia Châu Á và Châu Đại Dương đã cùng nhau ký kết và trở thành thành viên của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Hiệp định được khởi động đàm phán từ 09/5/2013, tháng 11/2019 các nước tham gia đàm phán đã thống nhất quan điểm và nhất trí ký kết hiệp định. RCEP được coi là hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới, sẽ có hiệu lực trong hai năm tiếp theo, sau khi được phê chuẩn bởi các quốc gia thành viên.

RCEP đã được ký kết bởi năm nước ngoài ASEAN là Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc và mười quốc gia thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), không tính Đông Timo.

Ấn Độ đã tham gia vào các cuộc đàm phán RCEP từ khi bắt đầu và năm 2019 đã chính thức tuyên bố không tiếp tục tham gia hiệp định. Tuy nhiên, nước này vẫn có thể tham gia hiệp định mà không cần thời gian chờ đợi và các thành viên khác cũng sẽ phải tuân theo. RCEP sẽ có hiệu lực sau khi được ít nhất 6 nước ASEAN và 3 nước ngoài ASEAN phê chuẩn.

Khi có hiệu lực, hiệp định sẽ giúp miễn tới 90% thuế thương mại giữa các thành viên trong 20 năm.

Tác động tới ngành công nghiệp giấy và bột giấy

Thỏa thuận bao gồm một số trường hợp đặc biệt giữa các quốc gia và trong một số trường hợp là do mối quan hệ của quốc gia này với quốc gia khác.

Các nước như Australia, Brunei, Campuchia, Malaysia, Myanmar, New Zealand, Singapore và Thái Lan đang công bố biểu thuế sẽ áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu từ tất cả các quốc gia RCEP khác.

Các quốc gia ký kết sẽ thay đổi một số mức thuế quan và thời gian cắt giảm/xóa bỏ đối với quốc gia ký kết đồng thời sang quốc gia ký kết khác.

Sẽ có sự thay đổi về thời gian áp dụng và mức thuế quan đối với một số loại giấy và bìa.

Ví dụ, Trung Quốc sẽ duy trì mức thuế hiện hành đối với bìa tái chế nhập khẩu – hiện là 5-6% đối với tất cả các nước trong RCEP, ngoại trừ Lào.

Nhưng với Thái Lan, quốc gia đang nhập khẩu sản phẩm giấy, bìa từ các nước trong hiệp định với mức thuế tối thiểu hoặc bằng không, sẽ giảm gần như tất cả các mức thuế hiện có trong năm đầu tiên của RCEP.

Trong khi đó, Việt Nam (nước thành viên ASEAN) sẽ giữ mức thuế đối với giấy in báo và các sản phẩm giấy tissue bán thành phẩm của Australia ở mức 20%, đồng thời giảm hoặc hạ hầu hết các mức thuế giấy, bìa khác trong vòng 25 năm tới.

Mỗi quốc gia ký kết đều công bố biểu thuế đối với các sản phẩm bột giấy (cả bột giấy nguyên sinh và bột giấy thu hồi) được liệt kê trong Chương 47 (Mã HS)  và các sản phẩm giấy, bìa được liệt kê theo Chương 48 (Mã HS).

Do sự phức tạp của thỏa thuận, các bên ký kết RCEP đã đồng ý thành lập một ban thư ký để điều phối, nhưng thời gian và địa điểm vẫn chưa được ấn định./.

Theo VPPA



Show Buttons
Share On Facebook
Share On Youtube
Hide Buttons