16 Th4 Thị trường giấy làm bao bì trong khu vực
Thị trường giấy làm bao bì trong khu vực
* Giấy thu hồi chất đống như núi ở Hồng Kông
* Các nhà bán lẻ trực tuyến như Amazon phải đương đầu với việc giá bìa tăng
* Một số nhà máy giấy của Trung Quốc tăng gấp đôi giá giấy
* Hãng vận tải Maersk cho biết các chuyến hàng chở giấy thu hồi vào Trung Quốc đã giảm
HỒNG CÔNG, 28/09 (Reuters) – Báo cũ, bìa cứng và giấy văn phòng thải loại xếp đống ở các bến cảng của Hồng Công và tràn ngập tại các điểm thu gom giấy thu hồi. Một đội tàu chở giấy dùng để tái chế đã bị mắc kẹt trong vài tuần trong vùng biển địa phương.
Hệ thống phân phối giấy loại của Hồng Công ngưng trệ kể từ khi Trung Quốc đưa ra lệnh cấm nhập khẩu 24 loại phế thải vào tháng 07, một phần của chiến dịch chống rác thải nước ngoài và ô nhiễm môi trường, bao gồm giấy phế liệu không được phân loại.
Theo Jacky Lau, Giám đốc của Hiệp hội kinh doanh tái chế của Hồng Công, mỗi ngày ở Hồng Công có thêm 2.500 tấn giấy loại được chất đống mà chưa biết chuyển đi đâu.
“Chúng tôi bắt đầu kinh doanh cách đây 50 năm và chúng tôi chưa bao giờ trải qua cuộc khủng hoảng như vậy”, Lau nói, mỗi ngày ngành kinh doanh giấy loại đã mất 2,7 triệu đô la Hồng Công (346.000 đô la Mỹ).
Mặc dù Trung Quốc cho biết sẽ áp dụng lệnh cấm hoàn toàn đối với giấy tạp, nhưng quyết định cuối cùng sẽ không có trước tháng 11. Hiện tại, các nhà chức trách đã siết chặt nhu cầu giấy loại để kiểm soát ô nhiễm đến mức cho phép, làm cho nhiều nhà tái chế gặp khó khăn.
GIÁ GIẤY TĂNG VỌT
Hậu quả là, theo một giám đốc một nhà máy giấy lớn ở miền Nam Trung Quốc nói với Reuters, giá giấy đã tăng gấp đôi lên 6.000 RMB/tấn (902 USD/tấn) từ 3000 RMB/tấn do thiếu nguyên liệu.
Điều này gây thiệt hại cho mọi người từ các thương mại điện tử cho các nhà xuất khẩu.
Lễ hội mua sắm trực tuyến nhân ngày “Độc thân” sắp tới của Alibaba vào ngày 11/11, với doanh số bán hàng hơn 120 tỷ RMB (18,1 tỷ USD) vào năm ngoái, phụ thuộc rất nhiều vào giấy làm bao bì.
Hiệp hội Dịch vụ Môi trường của Vương quốc Anh (ESA) cho biết việc thiếu hụt bao bì có thể sẽ lan ra ngoài Trung Quốc.
“Các nhà bán lẻ trực tuyến như Amazon vẫn cần hộp các tông và hầu hết xuất phát từ Trung Quốc,” Jakob Rindegren, cố vấn về chính sách tái chế của hiệp hội này cho biết.
Một nhà bán lẻ hộp sóng trên trang mua sắm trực tuyến Taobao cho Reuters biết giá các hộp các tông đã tăng gần gấp đôi kể từ cuối tháng 08 lên 8,8 RMB/hộp (1,33 USD/hộp).
Theo một nhà bán lẻ trực tuyến khác JD.com, 31 tỉ bao bì đã được phân phối ở Trung Quốc trong năm 2016.
NHỮNG NGƯỜI THU GOM GIẤY LOẠI CAO TUỔI
Cho đến nay, khi những ngọn núi giấy loại ở Hồng Kông cao thêm hàng ngày, nhiều người thu gom cao niên của thành phố nói rằng thu nhập của họ đã giảm một nửa, khi nhiều nhà tái chế không tiếp nhận giấy loại khi sự bất định kéo dài.
“Tôi không có việc gì làm thêm để có đủ thu nhập,” một bà lão 80 tuổi đẩy chiếc xe xếp đầy bìa các tông trong khu Sham Shui Po than vãn.
“Tôi phải tằn tiện để có thể trả được tiền trọ… Thật khó khăn,” một phụ nữ tên Lam Por Por cho biết.
Bà Cheung Yan, Chủ tịch Nine Dragons Paper (Holdings), một trong những nhà sản xuất bao bì và bao bì lớn nhất Trung Quốc, cho biết trong một cuộc họp báo gần đây rằng giá giấy tái chế “sẽ không rẻ” trong thời gian dài tới đây.
Bà không đưa ra những chi tiết cụ thể ngoại trừ việc nói rằng chi phí lao động cũng tăng lên và công ty sẽ tăng việc thu gom giấy phế thải ở Trung Quốc do nhập khẩu giấy phế liệu suy giảm.
ESA cho biết khoảng 1,1 triệu tấn giấy báo cũ, tạp chí và bìa cứng mỗi năm được xuất khẩu sang Trung Quốc trong số 8 triệu tấn giấy phế liệu thu được ở Anh. Do sự bất định ở Trung Quốc nên các nhà xuất khẩu đang đang tìm kiếm các thị trường mới như Châu Âu và Đông Nam Á, Jakob Rindegren cho biết.
Tại Nhật Bản, một công ty bán buôn giấy phế liệu ở khu vực Kanto bao gồm cả Tokyo, đã xác nhận với Reuters rằng họ đã bỏ qua hợp đồng xuất khẩu giấy phế liệu tháng 09 sang Trung Quốc, lần đầu tiên đã xảy ra trong vài năm bởi vì Trung Quốc đã ngừng mua. (1 USD = 6,6500 RMB)
TTH