Kế hoạch tổ chức, Thể lệ, Định hướng chủ đề Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Tư, năm 2024

Kế hoạch tổ chức, Thể lệ, Định hướng chủ đề Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Tư, năm 2024

KẾ HOẠCH

Tổ chức Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng

tư tưởng của Đảng lần thứ , năm 2024

—–

Căn cứ Kế hoạch số 24-KH/BCĐTW, ngày 28/12/2023 của Ban Chỉ đạo 35 Trung ương về hoạt động năm 2024, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương, Tạp chí Cộng sản, Báo Nhân dân, Đài Truyền hình Việt Nam và Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Tư, năm 2024, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

– Tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới.

– Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, của cán bộ, đảng viên và Nhân dân đối với nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Thông qua Cuộc thi, tiếp tục phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện kỹ năng cho lực lượng tham gia, hình thành mạng lưới rộng khắp để bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác có hiệu quả các quan điểm sai trái, thù địch, góp phần bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ.

– Nâng cao chất lượng các tác phẩm chính luận trên báo, tạp chí, phát thanh, truyền hình và mạng xã hội về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị, bảo vệ, tuyên truyền, lan tỏa đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phục vụ tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn sau 40 năm đổi mới đất nước và xây dựng dự thảo các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Hình thành nguồn sản phẩm phong phú, có chất lượng, có tính chiến đấu cao phục vụ trực tiếp công tác tuyên truyền của các cơ quan, đơn vị, địa phương, “phủ xanh” thông tin tích cực, góp phần tạo sự đồng thuận trong xã hội và sự ủng hộ của đông đảo bạn bè quốc tế.

2. Yêu cầu

– Chấp hành đúng đường lối, chủ trương, của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy chế, quy định có liên quan.

– Quán triệt và thực hiện tốt phương châm kết hợp chặt chẽ giữa “xây” và “chống”, trong đó “xây” là cơ bản, “chống” phải quyết liệt, hiệu quả, “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”.

– Tổ chức tuyên truyền sâu rộng về Cuộc thi trên các phương tiện thông tin đại chúng và mạng xã hội, nhất là những điểm mới so với các cuộc thi trước. Thông qua đó, động viên, khuyến khích, huy động sự tham gia đông đảo của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên trong hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân ở trong nước, người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài quan tâm đến Việt Nam.

– Qua Cuộc thi lựa chọn được những tác phẩm xuất sắc, tiêu biểu để tuyên truyền, lan tỏa rộng rãi trong hệ thống chính trị và trong xã hội.

– Công tác chuẩn bị, tổ chức Cuộc thi phải được tiến hành bài bản, chu đáo, đồng bộ từ Trung ương đến cơ sở; công tác thẩm định, đánh giá tác phẩm dự thi phải khách quan, công tâm, chính xác, công bằng, công khai, minh bạch.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Tên cuộc thi

Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ , năm 2024.

2. Chỉ đạo, tổ chức Cuộc thi

2.1. Chỉ đạo Cuộc thi

Ban Chỉ đạo Trung ương bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch (Ban Chỉ đạo 35 Trung ương).

2.2. Tổ chức Cuộc thi

– Cơ quan chủ trì: Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

– Cơ quan phối hợp: Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương, Tạp chí Cộng sản, Báo Nhân dân, Đài Truyền hình Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam.

– Đơn vị Thường trực Cuộc thi: Văn phòng Ban Chỉ đạo 35 Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

3. Đối tượng và số lượng tác phẩm tham gia dự thi

3.1. Đối tượng tham gia dự thi

– Người Việt Nam ở trong nước và ngoài nước, người nước ngoài có tác phẩm chính luận phù hợp với tiêu chí của Cuộc thi đều có quyền dự thi (trừ các đồng chí là thành viên Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức, Tổ thư ký giúp việc và Hội đồng Giám khảo Cuộc thi).

– Tác giả/nhóm tác giả tham gia dự thi không vi phạm Luật Báo chí, Luật Sở hữu trí tuệ, Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội, Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam, Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam và các quy định khác của pháp luật.

– Khuyến khích sự tham gia của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, học viên, sinh viên Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, các Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Trung tâm chính trị cấp huyện, Trường cán bộ của bộ, ngành, đoàn thể Trung ương; giảng viên, học viên, sinh viên các cơ sở đào tạo Đại học, Cao đẳng; cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động của các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương; thành viên, đội ngũ chuyên gia, cộng tác viên của Ban Chỉ đạo 35 các cấp; sĩ quancán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang; cán bộ, phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên các cơ quan báo chí, truyền thông của Trung ương và địa phương; đoàn viên, thanh niên của các tổ chức đoàn ở Trung ương và địa phương.

3.2. Số lượng tác phẩm cho mỗi tác giả/ nhóm tác giả tham gia dự thi

– Mỗi tác giả/nhóm tác giả được gửi dự thi tối đa 02 tác phẩm dạng viết, gồm: 01 bài viết chính luận loại hình Tạp chí (Tạp chí in hoặc Tạp chí điện tử) và 01 bài viết chính luận loại hình Báo (Báo in hoặc Báo điện tử). Mỗi bài viết gửi dự thi gồm bản in (khổ A4) và file mềm (định dạng Microsoft Word).

– Mỗi tác giả/nhóm tác giả được gửi dự thi tối đa 03 tác phẩm dạng báo nói, báo hình, video clip, gồm: 01 tác phẩm loại hình báo nói (phát thanh); 01 tác phẩm loại hình báo hình (truyền hình) và 01 tác phẩm loại hình video clip. Mỗi tác phẩm dự thi gồm file phát thanh/truyền hình/video clip (định dạng mp3/mp4) và bản in kịch bản văn học (định dạng Microsoft Word).

4. Tiêu chí đối với tác phẩm dự thi

4.1. Tiêu chí chung

– Tác phẩm dự thi là tác phẩm chính luận bằng tiếng Việt (hoặc tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài kèm theo bản dịch tiếng Việt) thuộc một trong các loại hình: Tạp chí (in hoặc điện tử)Báo (in hoặc điện tử), Phát thanh, Truyền hình, Video clip, bảo đảm quy định về hình thức nêu tại Thể lệ Cuộc thi (ban hành kèm theo Kế hoạch này).

– Tác phẩm dự thi là tác phẩm sáng tạo lần đầu, chưa từng được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng và mạng xã hội trước thời điểm phát động Cuộc thi. Các tác phẩm dạng viết phải bảo đảm tỷ lệ không trùng lặp so với các công trình khác của chính tác giả/nhóm tác giả hoặc của tác giả/nhóm tác giả khác (không quá 20% đối với thể loại Tạp chí, không quá 25% đối với thể loại Báo).

4.2. Tiêu chí về chủ đề, nội dung

– Chủ đề tác phẩm tập trung vào những vấn đề cơ bản, trọng tâm, những vấn đề nổi lên về công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch hiện nay. Phụ lục định hướng chủ đề ban hành kèm theo Kế hoạch này.

– Tác phẩm dự thi bảo đảm tính khoa học, tính Đảng, tính chiến đấu, tính định hướng, kết hợp chặt chẽ giữa “xây” và “chống”, có phát hiện mới. Khuyến khích các tác phẩm bảo vệ những nguyên lý cơ bản, những giá trị bền vững của chủ nghĩa Mác  Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam; đề xuất bổ sung, phát triển lý luận, hoàn thiện chủ trương, chính sách, pháp luật; những sản phẩm “bút chiến” phản bác trực diện, vạch trần tính chất phản cách mạng, phản khoa học trong luận điệu của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị.

4.3. Về bản quyền

– Tác phẩm dự thi phải bảo đảm không có tranh chấp về bản quyền kể từ thời điểm gửi tham gia dự thi.

– Sau khi gửi dự thi, tác giả/nhóm tác giả có thể công bố/đăng tải tác phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng và mạng xã hội nhưng phải thông báo và gửi minh chứng công bố/đăng tải kèm theo về cơ quan, đơn vị đã nhận tác phẩm hoặc gửi về đơn vị thường trực Cuộc thi.

– Tác giả/nhóm tác giả hoặc cơ quan liên quan không sử dụng tác phẩm tham gia cuộc thi này để tham gia các cuộc thi khác.

5. Thời gian, địa chỉ nhận hồ sơ, tác phẩm dự thi

5.1. Thời gian

Ban Tổ chức Cuộc thi cấp Trung ương nhận hồ sơ, tác phẩm dự thi từ thời điểm phát động Cuộc thi cho đến hết ngày 15/07/2024 (tính theo dấu bưu điện).

Ban Tổ chức cuộc thi không chịu trách nhiệm nếu tác phẩm dự thi bị thất lạc hoặc hư hỏng do lỗi của bưu điện. Ban Tổ chức Cuộc thi không hoàn trả lại tác phẩm gửi dự thi trong mọi trường hợp.

5.2. Địa chỉ nhận tác phẩm dự thi

5.2.1. Ở cấp cơ sở

– Các tác giả/nhóm tác giả là cán bộ, đảng viên, giảng viên, học viên, sinh viên của các cơ quan, đơn vị tham gia tổ chức Cuộc thi (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương, Tạp chí Cộng sản, Báo Nhân dân, Đài Truyền hình Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam): gửi tác phẩm dự thi về cơ quan/đơn vị.

– Các tác giả/nhóm tác giả là cán bộ, đảng viên, giảng viên, học viên các cơ quan, đơn vị, trường học trực thuộc Bộ Quốc phòng: gửi tác phẩm dự thi về Ban Chỉ đạo 35 Quân ủy Trung ương (các đơn vị quân sự địa phương gửi tác phẩm về Ban Chỉ đạo 35/Ban Tuyên giáo địa phương và báo cáo kết quả tham gia dự thi về Ban Chỉ đạo 35 Quân ủy Trung ương).

– Các tác giả/nhóm tác giả là cán bộ, đảng viên, giảng viên, học viên các cơ quan, đơn vị, trường học trực thuộc Bộ Công an: gửi tác phẩm dự thi về Ban Chỉ đạo 35 Bộ Công an (Công an địa phương nộp bài theo đầu mối Ban Chỉ đạo 35 địa phương và báo cáo kết quả tham gia dự thi về Ban Chỉ đạo 35 Bộ Công an).

– Các tác giả/nhóm tác giả là cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên các đảng bộ trực thuộc Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương: gửi tác phẩm dự thi về Ban Chỉ đạo 35 Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương).

– Các tác giả/nhóm tác giả là cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên các đảng bộ trực thuộc Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương: gửi tác phẩm dự thi về Ban Chỉ đạo 35 Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương).

– Các tác giả/nhóm tác giả là cán bộ, giảng viên, học viên, sinh viên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam: gửi tác phẩm dự thi về cơ quan/đơn vị.

– Các tác giả/nhóm tác giả là cán bộ, đảng viên Bộ Ngoại giao và người Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài: gửi tác phẩm dự thi về Bộ Ngoại giao Việt Nam (qua các Đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài).

– Các tác giả/nhóm tác giả là cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, sinh viên, học sinh các cơ quan, đơn vị, trường học tại các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương và các tầng lớp nhân dân tại địa phương: gửi tác phẩm dự thi về Ban Chỉ đạo 35/Ban Tuyên giáo các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương (trừ các tác giả/nhóm tác giả nộp tác phẩm dự thi theo đầu mối Ban Chỉ đạo 35 Quân ủy Trung ương, Ban Chỉ đạo 35 Bộ Công an, Ban Chỉ đạo 35 Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Chỉ đạo 35 Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương, Ban Chỉ đạo 35 Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam).

5.2.2. Ở cấp Trung ương

– Ban Tổ chức Cuộc thi cấp Trung ương tiếp nhận:

+ Hồ sơ dự thi của các cơ quan/đơn vị nêu tại tiết 5.2.1

+ Tác phẩm dự thi của các tác giả/nhóm tác giả không thuộc các đối tượng nêu tại tiết 5.2.1.

– Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ, tác phẩm dự thi ở cấp Trung ương: Văn phòng Ban Chỉ đạo 35 Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, số 135 Nguyễn Phong Sắc (hoặc số 419 Hoàng Quốc Việt), phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Điện thoại: 080.41053 hoặc 090.533.8080 (đồng chí Nguyễn Anh Tuấn), email: thichinhluan35@gmail.com.

6. Lộ trình tổ chức Cuộc thi

– Tháng 1/2024: tổ chức phát động Cuộc thi ở cấp Trung ương.

– Từ tháng 1/2024 – 15/7/2024: các cơ quan/đơn vị/địa phương tổ chức phát động Cuộc thi tại cơ quan/đơn vị/địa phương mình, lựa chọn các tác phẩm xuất sắc, lập hồ sơ dự thi gửi Ban Tổ chức Cuộc thi cấp Trung ương.

– Ngày 15/7/2024: thời hạn cuối cùng nhận hồ sơ, tác phẩm dự thi ở cấp Trung ương.

– Từ 16/7/2024 – 15/8/2024: Ban Tổ chức Cuộc thi cấp Trung ương tiến hành sàng lọc, đánh giá ban đầu, chuẩn bị tổ chức chấm Sơ khảo.

– Từ 16/8/2024 – 30/9/2024: Ban Tổ chức Cuộc thi cấp Trung ương tổ chức chấm Sơ khảo, Chung khảo, xét giải thưởng.

– Cuối tháng 10/2024: tổ chức Lễ Trao giải Cuộc thi cấp Trung ương.

III. BAN CHỈ ĐẠO, BAN TỔ CHỨC CUỘC THI

1. Ban Chỉ đạo Cuộc thi

– Ban Chỉ đạo Cuộc thi gồm các đồng chí lãnh đạo Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương, Báo Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản, Đài Truyền hình Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, do đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo 35 Trung ương làm Trưởng Ban Chỉ đạo Cuộc thi.

– Ban Chỉ đạo Cuộc thi được sử dụng con dấu của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trong quá trình hoạt động.

2. Ban Tổ chức cuộc thi

– Ban Tổ chức Cuộc thi gồm các đồng chí lãnh đạo các cơ quan và một số đơn vị trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương, Báo Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản, Đài Truyền hình Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, do đồng chí Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, thành viên Ban Chỉ đạo 35 Trung ương làm Trưởng Ban Tổ chức Cuộc thi.

– Ban Tổ chức Cuộc thi thành lập Tổ thư ký giúp việc để giúp Ban Tổ chức thực hiện nhiệm vụ.

– Ban Tổ chức Cuộc thi được sử dụng con dấu của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trong quá trình hoạt động.

IV. GIẢI THƯỞNG

1. Cơ cấu và số lượng giải thưởng

1.1. Về giải thưởng cho tác phẩm của tác giả/nhóm tác giả

– 01 giải Đặc biệt cho tất cả các loại hình.

– Tác phẩm loại hình Tạp chí: 03 giải A, 06 giải B, 10 giải C, 20 giải Khuyến khích.

– Tác phẩm loại hình Báo: 03 giải A, 06 giải B, 10 giải C, 20 giải Khuyến khích.

– Tác phẩm loại hình Phát thanh: 02 giải A, 04 giải B, 6 giải C, 10 giải Khuyến khích.

– Tác phẩm chính luận loại hình Truyền hình: 02 giải A, 04 giải B, 06 giải C, 10 giải Khuyến khích.

– Tác phẩm chính luận loại hình Video Clip: 01 giải A, 02 giải B, 3 giải C, 06 giải Khuyến khích.

– Ngoài giải chính thức, Ban Chỉ đạo Cuộc thi trao tặng 20 giải Triển vọng cho tác phẩm dự thi của tác giả/nhóm tác giả là đoàn viên, thanh niên, sinh viên lọt vào vòng Chung khảo có số điểm cao nhất trong số tác phẩm của đoàn viên, thanh niên, sinh viên; và Trao phần thưởng cho tác giả/nhóm tác giả cao tuổi và nhỏ tuổi nhất.

1.2. Về giải thưởng tập thể xuất sắc

Ban Chỉ đạo Cuộc thi tặng 15 giải Tập thể xuất sắc cho các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức Cuộc thi tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình với cách thức triển khai sâu rộng, sáng tạo; có nhiều tác phẩm dự thi cấp Trung ương đạt chất lượng tốt, trong đó có ít nhất 01 tác phẩm đạt giải B trở lên.

2. Hình thức giải thưởng

2.1. Giải thưởng dành cho tác phẩm của tác giả/nhóm tác giả

Mỗi tác giả/nhóm tác giả có tác phẩm đạt giải được tặng Giấy chứng nhận của Ban Chỉ đạo cuộc thi, Cúp lưu niệm và tiền thưởng.

2.2. Giải tập thể xuất sắc

Mỗi tập thể đạt giải xuất sắc được tặng Bằng khen của Ban Chỉ đạo Cuộc thi, Cúp lưu niệm và tiền thưởng.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thống nhất các nội dung công việc và phân công trách nhiệm

1.1. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương, Báo Nhân dân, Tạp chí Cộng sản, Đài Truyền hình Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức cho ý kiến về dự thảo Kế hoạch, Thể lệ Cuộc thi, định hướng chủ đề (do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh xây dựng) và thống nhất các nội dung công việc, phân công nhiệm vụ cụ thể từ khi phát động đến khi công bố kết quả và trao giải Cuộc thi.

1.2. Ban hành kèm theo Kế hoạch này Thể lệ Cuộc thi và định hướng chủ đề tác phẩm dự thi.

1.3. Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Cuộc thi tổ chức phát động Cuộc thi, công bố kế hoạch, Thể lệ Cuộc thi, định hướng chủ đề và tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương.

1.4. Ban Chỉ đạo 35 cấp tỉnh và tương đương căn cứ Kế hoạch, Thể lệ Cuộc thi, và định hướng chủ đề tác phẩm dự thi để phát động, tổ chức Cuộc thi ở cấp tỉnh và tương đương, lựa chọn trao giải và gửi các tác phẩm xuất sắc dự thi cấp Trung ương.

– Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có văn bản tổ chức phát động Cuộc thi trong toàn hệ thống các tổ chức Đoàn và tập hợp, báo cáo kết quả tham gia dự thi về Ban Tổ chức Cuộc thi cấp Trung ương (đoàn viên ở đơn vị, địa phương nào thì tham gia dự thi ở đơn vị, địa phương đó).

– Bộ Giáo dục và Đào tạo có văn bản tổ chức phát động Cuộc thi trong hệ thống giáo dục quốc dân (các Đại học vùng nộp sản phẩm dự thi về Ban Chỉ đạo 35 cấp tỉnh).

2. Hội đồng Giám khảo

Trên cơ sở đề xuất của đơn vị Thường trực Cuộc thi, Ban Chỉ đạo Cuộc thi ra quyết định thành lập Hội đồng Giám khảo (Hội đồng sơ khảo và Hội đồng chung khảo) và Tổ thư ký giúp việc Hội đồng Giám khảo. Số lượng, cơ cấu Hội đồng Giám khảo phải bảo đảm tính khách quan, toàn diện, có chuyên môn phù hợp với từng thể loại, đáp ứng được yêu cầu về chất lượng và đảm bảo thời gian của Cuộc thi.

3. Tổ chức thu nhận hồ sơ, tác phẩm dự thi

3.1. Các cơ quan, đơn vị, địa phương nêu tại tiết 5.2.1, mục 5, phần II Kế hoạch này lập hồ sơ dự thi gửi về Ban Tổ chức Cuộc thi cấp Trung ương (qua đơn vị Thường trực Cuộc thi). Các đơn vị/địa phương không gửi hồ sơ dự thi không được xét giải Tập thể xuất sắc.

3.2. Hồ sơ dự thi gồm:

– Báo cáo tổng kết quá trình triển khai Cuộc thi tại cơ quan, đơn vị, địa phương (nêu rõ hình thức triển khai, tổng số tác phẩm dự thi thu được và số tác phẩm dự thi theo từng loại hình; số tác phẩm gửi dự thi ở cấp Trung ương).

– Danh sách tổng số tác phẩm dự thi đã thu nhận được tại cơ quan, đơn vị, địa phương (theo mẫu của Ban Tổ chức Cuộc thi).

– Danh sách các tác phẩm gửi về dự thi cấp Trung ương (theo mẫu của Ban Tổ chức Cuộc thi).

– Nội dung các tác phẩm dự thi cấp Trung ương và minh chứng kèm theo với các sản phẩm đã được đăng tải trong quá trình triển khai Cuộc thi.

– Nơi nhận hồ sơ dự thi: Văn phòng Ban Chỉ đạo 35 Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, số 135 Nguyễn Phong Sắc (hoặc số 419 Hoàng Quốc Việt), phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Điện thoại: 080.41053 hoặc 090.533.8080 (đồng chí Nguyễn Anh Tuấn), email: thichinhluan35@gmail.com.

3.3. Số lượng tác phẩm dự thi cấp Trung ương

– Ban Chỉ đạo 35 Quân ủy Trung ương, Ban Chỉ đạo 35 Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: mỗi đơn vị không quá 200 tác phẩm cho tất cả các loại hình.

– Ban Chỉ đạo 35 các đơn vị/địa phương khác: mỗi đơn vị/địa phương không quá 80 tác phẩm cho tất cả các loại hình.

4. Xét chọn và chấm điểm

4.1. Vòng sơ khảo

– Ban Tổ chức Cuộc thi cấp Trung ương căn cứ Thể lệ đã công bố để tiếp tục đánh giá ban đầu và sàng lọc các tác phẩm gửi về Ban Tổ chức Cuộc thi. Các tác phẩm đáp ứng yêu cầu về thể loại, chủ đề, kết cấu và hình thức sẽ được đưa vào chấm Sơ khảo.

– Hội đồng Sơ khảo tiến hành chấm thi. Căn cứ vào kết quả chấm sơ khảo, Ban Tổ chức sẽ lựa chọn những tác phẩm có chất lượng tốt nhất (lấy điểm từ cao xuống thấp) để xem xét đưa vào chấm vòng Chung khảo.

– Với các tác phẩm dạng viết, Ban Tổ chức tiến hành rà quét bằng phần mềm công nghệ để xác định mức độ trùng lặp. Chỉ những bài viết có tỷ lệ trùng lặp không quá 20% (với thể loại Tạp chí) hoặc không quá 25% (với thể loại Báo) mới đủ điều kiện đưa vào chấm vòng Chung khảo.

4.2. Vòng chung khảo

Hội đồng Chung khảo tổ chức chấm thi và lựa chọn những tác phẩm xuất sắc nhất, đề xuất Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Cuộc thi xét trao giải thưởng.

Việc lựa chọn tác phẩm xuất sắc để trao giải thưởng căn cứ vào kết quả thực tế, không nhất thiết phải xét đủ số lượng giải Đặc biệt, A, B, C, Khuyến khích.

5. Công bố và trao giải

Lễ công bố và trao giải Cuộc thi được tổ chức vào tháng 10/2024, nhân dịp 06 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW, ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị khóa XII về “tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”.

6. Kinh phí tổ chức Cuộc thi

Kinh phí tổ chức Cuộc thi do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh bố trí một phần từ ngân sách nhà nước cấp cho Học viện và xã hội hóa từ hoạt động tài trợ, hỗ trợ, quảng bá thương hiệu tự nguyện, hợp pháp của các doanh nghiệp, đơn vị. Không huy động kinh phí dưới mọi hình thức đối với các tác giả/nhóm tác giả dự thi.

Các khoản kinh phí tài trợ, hỗ trợ, quảng bá thương hiệu được sử dụng đúng quy định về tài chính hiện hành trong toàn bộ quá trình tổ chức Cuộc thi./.

THỂ LỆ

Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

lần thứ Tư, năm 2024

 (Ban hành kèm theo Kế hoạch số 2858- KH/HVCTQG, ngày 22 tháng 1 năm 2024

của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh)

CHƯƠNG I. QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi, đối tượng áp dụng

1. Thể lệ này quy định mục đích, ý nghĩa, phạm vi, đối tượng áp dụng, tác giả, số lượng tác phẩm dự thi, tiêu chí xét chọn, hồ sơ, quy trình, thủ tục, Hội đồng Giám khảo và cách thức tổ chức Cuộc thi.

2. Để bảo đảm phạm vi nội dung, tính chất của Cuộc thi, các tác phẩm dự thi phải tuân thủ chặt chẽ các quy định của Ban Tổ chức về chủ đề, hình thức thể hiện. Những tác phẩm không đáp ứng yêu cầu này sẽ bị loại ngay từ khi tiếp nhận, không đưa vào chấm thi và không trả lại cho các tác giả.

3. Để kịp thời phục vụ trực tiếp công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, các đơn vị tổ chức Cuộc thi ở cấp tỉnh và tương đương sau khi nhận được tác phẩm dự thi, có thể chủ động công bố/đăng tải các tác phẩm có chất lượng tốt, nhưng khi gửi tác phẩm dự thi về Ban Tổ chức Cuộc thi cấp Trung ương phải gửi kèm theo minh chứng công bố/đăng tải (photo bài viết đã đăng tải trên báo/tạp chí, hoặc bản in nguyên trạng từ trang báo/tạp chí điện tử kèm đường link và bản mềm, hoặc đường link, địa chỉ đăng tải các tác phẩm phát thanh/truyền hình/video clip).

Sau khi gửi tác phẩm dự thi, các tác giả/nhóm tác giả cũng có thể công bố/đăng tải tác phẩm của mình trên các cơ quan báo chí, mạng xã hội được cấp có thẩm quyền cấp phép nhưng phải báo cáo và cung cấp minh chứng kèm theo (như trên) về cơ quan, đơn vị đã thu nhận tác phẩm. Việc cung cấp minh chứng công bố/đăng tải tác phẩm dự thi là căn cứ để Ban Tổ chức Cuộc thi xác định thời điểm công bố của tác phẩm dự thi (bảo đảm tính mới của tác phẩm) và tránh việc công bố/đăng tải tác phẩm dự thi nhiều lần.

CHƯƠNG II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 2. Số lượng tác phẩm dự thi

– Với các tác phẩm dạng viết, mỗi tác giả/nhóm tác giả được gửi tối đa 02 tác phẩm tham gia dự thi: 01 bài viết loại hình Tạp chí (Tạp chí in hoặc Tạp chí điện tử) và 01 bài viết loại hình Báo (Báo in hoặc Báo điện tử).

– Với các tác phẩm dạng phát thanh/truyền hình/video clipmỗi tác giả/nhóm tác giả được gửi tối đa 03 tác phẩm dự thi: 01 tác phẩm loại hình báo nói (phát thanh); 01 tác phẩm loại hình báo hình (truyền hình) và 01 tác phẩm loại hình video clip.

Điều 3. Tiêu chí đối với tác phẩm dự thi

1. Về chủ đề, nội dung

Tác giả/nhóm tác giả xác định chủ đề tác phẩm theo các nhóm chủ đề tập trung vào những vấn đề cơ bản, trọng tâm, những vấn đề nổi lên về công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch hiện nay, như: giá trị khoa học, cách mạng và thời đại của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những đề xuất bổ sung, phát triển; chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay; lý luận về đường lối đổi mới đất nước; bảo vệ, vận dụng, phát triển lý luận của Đảng về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực; những nội dung cốt lõi, nội dung mới của các Nghị quyết, kết luận các Hội nghị Trung ương khoá XIII năm 2023, 2024, các cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng xuất bản năm 2023; bảo đảm an sinh xã hội, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc; nhận diện và đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội trên tất cả các lĩnh vựctổng kết những kinh nghiệm quý, mô hình, cách làm hay và đề xuất giải pháp, kiến nghị nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch ( Phụ lục định hướng, gợi ý chủ đề kèm theo Kế hoạch và Thể lệ).

2. Về hình thức

– Sản phẩm tham gia dự thi là tác phẩm chính luận bằng tiếng Việt (hoặc tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài kèm theo bản dịch tiếng Việt) thuộc một trong các loại hình: Tạp chí (in hoặc điện tử), Báo (in hoặc điện tử), phát thanh/truyền hình/video clip.

– Tác phẩm dự thi của các tác giả sẽ được tổ chức chấm kín, vì vậy tác giả/nhóm tác giả cung cấp thông tin cá nhân ở một trang riêng đính kèm phía sau tác phẩm (đối với dạng viết) hoặc kịch bản văn học (đối với dạng phát thanh/truyền hình/video clip). Không gắn thông tin cá nhân của tác giả với bất cứ nội dung nào của tác phẩm. Thông tin cá nhân gồm: Họ và tên, năm sinh, bút danh (nếu có), chức danh khoa học, chức vụ, đơn vị công tác, địa chỉ liên hệ, số điện thoại, địa chỉ email, số CCCD, số tài khoản cá nhân, ngân hàng. Những tác phẩm không đáp ứng các quy định về nội dung và hình thức nêu trên bị coi là phạm quy (bị loại). Ban Tổ chức Cuộc thi không hoàn trả các tác phẩm phạm quy.

– Quy định về hình thức các loại hình: Tạp chí (in hoặc điện tử), Báo (in hoặc điện tử), phát thanh/truyền hình/video clip như sau:

2.1. Tạp chí

Tác phẩm được trình bày dưới dạng một bài viết chính luận trên tạp chí in hoặc tạp chí điện tử với các yêu cầu cụ thể như sau:

– Tên bài viết: viết hoa (chữ đậm).

– Ghi rõ loại hình bài viết: Tạp chí.

– Tóm tắt bài viết: không quá 150 từ, khoảng 10 dòng (in nghiêng).

– Từ khóa: gồm 3 đến 5 từ khóa có liên quan trực tiếp đến nội dung của bài viết

– Dung lượng bài viết: Tối thiểu 4.000 từ – tối đa 6.000 từ (không tính chú thích và tài liệu tham khảo, thông tin tác giả). Bản in và file mềm bài viết định dạng A4, cỡ chữ 14, font Times New Roman, dãn cách 1,5; lề trên 2,5 cm; lề dưới 2,5 cm; lề trái 3 cm; lề phải 2 cm.

– Chú thích tài liệu trích dẫn: để ở cuối trang. Đối với sách báo tiếng Việt ghi rõ tác giả (năm), tên sách, nhà xuất bản, nơi xuất bản, tập số, trang trích dẫn. Đối với sách báo nước ngoài xuất bản bằng tiếng Việt thì sử dụng bản dịch ở lần xuất bản mới nhất. Tên sách và tên người nước ngoài đều viết bằng tiếng của nước đã xuất bản ấn phẩm, không phiên âm, chuyển ngữ hoặc dịch trừ những tên đã được Việt hóa (như Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan,…). Nếu sử dụng nguồn tài liệu chưa được công bố trên sách báo hoặc chỉ được phép dùng hạn chế thì phải ghi rõ tên cơ quan quản lý tài liệu, ký hiệu tài liệu.

– Tài liệu tham khảo: xếp tên tác giả (nếu không xác định được tác giả thì xếp theo tên cơ quan hoặc tên tài liệu) theo A,B,C với gồm: Tên tác giả (năm), tên sách, nhà xuất bản, nơi xuất bản, tập số.

2.2. Báo viết

Tác phẩm được trình bày dưới dạng một bài báo chính luận trên báo in hoặc báo điện tử với các yêu cầu cụ thể như sau:

* Đối với báo in

– Tên bài viết: viết hoa (chữ đậm).

– Ghi rõ thể loại bài viết: Báo in

– Tóm tắt bài viết: không quá 150 từ, khoảng 10 dòng (in nghiêng).

– Một bài viết không quá 4.000 từ (không tính chú thích tài liệu, thông tin tác giả). Bản in và file mềm bài viết định dạng A4, cỡ chữ 14, font Times New Roman, dãn cách 1,5; lề trên 2,5 cm; lề dưới 2,5 cm; lề trái 3 cm; lề phải 2 cm.

– Chú thích tài liệu trích dẫn (nếu có): Trình bày như đối với bài Tạp chí.

* Đối với báo điện tử

– Tên bài viết: viết hoa (chữ đậm).

– Ghi rõ thể loại bài viết: Báo điện tử.

– Sapo: không quá 60 từ, khoảng 4 dòng (in nghiêng).

– Một bài viết không quá 2.000 từ (không tính chú thích tài liệu, thông tin tác giả). Bản in và file mềm bài viết định dạng A4, cỡ chữ 14, font Times New Roman, dãn cách 1,5; lề trên 2,5 cm; lề dưới 2,5 cm; lề trái 3 cm; lề phải 2 cm.

– Chú thích tài liệu trích dẫn (nếu có): Trình bày như đối với bài Tạp chí.

Với bài viết nhiều kỳ: không quá 03 kỳ, mỗi kỳ không quá 2.000 từ, mỗi kỳ kết cấu như một bài viết độc lập nhưng tổng thể các kỳ có nội dung liên quan đến cùng một chủ đề.

2.3. Phát thanh

Tác phẩm là một bài hoặc loạt bài chuyên luận, chuyên đề về cùng một chủ đề (không quá 03 kỳ). Mỗi bài (hoặc mỗi kỳ trong loạt bài) có độ dài tối đa không quá 30 phút, thể hiện được đặc trưng của báo phát thanh là âm thanh rõ ràng, tiếng nói nhân vật, tiếng động, âm nhạc bảo đảm chất lượng, hấp dẫn.

2.4. Truyền hình

Mỗi tác phẩm là một bài hoặc loạt bài chuyên luận, chuyên đề về cùng một chủ đề (mỗi loạt bài không quá 03 kỳ). Mỗi bài (hoặc mỗi kỳ trong loạt bài) có độ dài tối đa không quá 30 phút, thể hiện được đặc trưng của báo truyền hình là hình ảnh động, đạt yêu cầu về chất lượng.

2.5. Video clip

Mỗi tác phẩm là một video clip hoặc loạt video clip về cùng một chủ đề chuyên luận, chuyên đề (mỗi loạt video clip không quá 03 kỳ). Mỗi video clip (hoặc mỗi kỳ trong loạt video clip) có độ dài tối đa không quá 05 phút, thể hiện được đặc trưng của thể loại video clip là hình ảnh động, đạt yêu cầu về chất lượng.

Điều 4. Ban Tổ chức Cuộc thi

1. Ban Tổ chức Cuộc thi do Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Trưởng Ban Chỉ đạo Cuộc thi ra quyết định thành lập, có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động liên quan đến Cuộc thi.

2. Ban Tổ chức Cuộc thi được sử dụng con dấu của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trong quá trình hoạt động.

3. Ban Tổ chức Cuộc thi được quyền sử dụng tác phẩm tham gia dự thi để tuyên truyền về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.

Điều 5. Đơn vị Thường trực Cuộc thi

Đơn vị Thường trực Cuộc thi là Văn phòng Ban Chỉ đạo 35 Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

Đơn vị Thường trực Cuộc thi có trách nhiệm:

1. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển khai, phổ biến, hướng dẫn thực hiện Thể lệ Cuộc thi tới các đơn vị, cá nhân liên quan.

2. Là đầu mối nhận hồ sơ dự thi của các đơn vị, địa phương và tác phẩm của cá nhân gửi tham dự Cuộc thi cấp Trung ương.

3. Chủ trì, phối hợp tham mưu về nội dung và bảo đảm về cơ sở vật chất phục vụ quá trình làm việc của Ban Tổ chức Cuộc thi và Hội đồng Giám khảo.

4. Phối hợp với các đơn vị liên quan huy động hợp pháp nguồn tài trợ từ các tổ chức, cá nhân ủng hộ, hỗ trợ cho quá trình tổ chức Cuộc thi. Phối hợp tổ chức quản lý và sử dụng nguồn tài trợ theo dự toán kinh phí của Cuộc thi bảo đảm các quy định về quản lý tài chính hiện hành.

5. Phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi.

Điều 6. Hội đồng Giám khảo

1. Hội đồng Giám khảo gồm Hội đồng Sơ khảo và Hội đồng Chung khảo, do Trưởng Ban Chỉ đạo Cuộc thi ra quyết định thành lập trên cơ sở đề nghị của Trưởng Ban Tổ chức Cuộc thi.

2. Giúp việc cho Hội đồng Giám khảo có Tổ giúp việc do Trưởng Ban Tổ chức Cuộc thi ra quyết định thành lập trên cơ sở đề nghị của đơn vị Thường trực Cuộc thi.

3. Hội đồng Giám khảo xây dựng tiêu chí và quy chế chấm thi phù hợp với yêu cầu của Cuộc thi và Luật Báo chí.

Điều 7. Lập hồ sơ dự thi

Hồ sơ dự thi do các cơ quan, đơn vị, địa phương nêu tại tiết 5.2.1, mục 5, phần II Kế hoạch tổ chức Cuộc thi lập, gửi về Ban Tổ chức Cuộc thi cấp Trung ương (qua đơn vị Thường trực Cuộc thi), gồm các sản phẩm sau:

(1) Báo cáo tổng kết quá trình triển khai Cuộc thi tại cơ quan, đơn vị, địa phương (nêu rõ hình thức triển khai, tổng số tác phẩm dự thi thu được và số tác phẩm dự thi theo từng loại hình; số tác phẩm gửi dự thi ở cấp Trung ương).

(2) Danh sách tổng số tác phẩm dự thi đã thu nhận được tại cơ quan, đơn vị, địa phương (theo Mẫu 1 của Ban Tổ chức Cuộc thi – định dạng Microsoft Excel).

(3) Danh sách các tác phẩm gửi về dự thi cấp Trung ương (theo Mẫu 2 của Ban Tổ chức Cuộc thi – định dạng Microsoft Excel).

(4) Nội dung các tác phẩm dự thi cấp Trung ương (quy định tại Điều 3 thể lệ này) và minh chứng kèm theo với các sản phẩm đã được đăng tải trong quá trình triển khai Cuộc thi:

– Mỗi tác phẩm dạng bài viết gửi bản in (khổ A4) và file mềm (định dạng Microsoft Word), kèm thông tin cá nhân.

– Mỗi tác phẩm dạng phát thanh/truyền hình/video clip gửi file tác phẩm (dạng mp3/mp4) và bản in kịch bản văn học (định dạng Microsoft Word), kèm thông tin cá nhân. Tất cả các tác phẩm dự thi dạng phát thanh/truyền hình/video clip của đơn vị/địa phương chứa đựng trong 01 USB gửi kèm hồ sơ dự thi.

– Các tác phẩm đã công bố/đăng tải gửi kèm minh chứng (quy định tại Điều 2 thể lệ này).

Điều 8. Phương thức, quy trình tổ chức chấm thi và xét giải thưởng

1. Phương thức, quy trình tổ chức chấm thi thực hiện theo mục 4, phần V Kế hoạch tổ chức Cuộc thi.

2. Số lượng bài gửi dự thi cấp Trung ương như sau:

– Ban Chỉ đạo 35 Quân ủy Trung ương, Ban Chỉ đạo 35 Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: mỗi đơn vị không quá 200 tác phẩm cho tất cả các loại hình.

– Ban Chỉ đạo 35 các đơn vị/địa phương khác: mỗi đơn vị/địa phương không quá 80 tác phẩm cho tất cả các loại hình.

3. Ban Tổ chức Cuộc thi cấp Trung ương căn cứ kết quả tổ chức Cuộc thi tại các cơ quan, đơn vị, địa phương, kết quả tổ chức chấm thi để xét giải thưởng cho các cá nhân, tập thể, đề xuất Ban Chỉ đạo Cuộc thi quyết định.

Điều 9. Giải quyết khiếu nại và xử lý vi phạm

1. Các tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại về kết quả Cuộc thi. Đơn khiếu nại phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ người khiếu nại, lý do khiếu nại và gửi về đơn vị Thường trực Cuộc thi.

Đơn vị Thường trực Cuộc thi có trách nhiệm xem xét và trả lời đơn khiếu nại, báo cáo kết quả giải quyết khiếu nại lên Ban Tổ chức Cuộc thi. Không xem xét đơn không có tên, địa chỉ không rõ ràng hoặc mạo danh.

2. Các tác phẩm tham dự cuộc thi nếu vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Báo chí và các quy định của Nhà nước có liên quan và Thể lệ này, Ban Tổ chức Cuộc thi sẽ thu hồi giải thưởng (nếu có), thông báo cơ quan chức năng để giải quyết theo quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 10. Điều khoản thi hành

1. Bản Thể lệ này kèm theo Kế hoạch tổ chức Cuộc thi, có hiệu lực kể từ ngày Kế hoạch tổ chức Cuộc thi được ký ban hành.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh điểm nào chưa hợp lý, Ban Tổ chức Cuộc thi tổng hợp, báo cáo Ban Chỉ đạo Cuộc thi xem xét, sửa đổi cho phù hợp với thực tế./.

PHỤ LỤC

Định hướng chủ đề tác phẩm tham gia Cuộc thi lần thứ Tư

(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 2258- KH/HVCTQG, ngày 22 tháng 1 năm 2024

của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh)

Nhóm 1. Bảo vệ, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong bối cảnh hiện nay; bao gồm các định hướng chủ đề sau đây:

– Bối cảnh tình hình và những yêu cầu mới đặt ra đối với nhiệm vụ bảo vệ, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh giai đoạn hiện nay.

– Bảo vệ, khẳng định giá trị, sức sống trường tồn của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; những nội dung cần bổ sung, phát triển; những giải pháp cần thực hiên để nền tảng tư tưởng của Đảng luôn có sức sống trường tồn, đáp ứng yêu cầu của thời đại.

– Nhận diện, đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc bản chất khoa học, cách mạng, ý nghĩa thời đại của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

– Nhận diện, đấu tranh với các luận điệu muốn khu biệt hóa tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác- Lênin.

– Các yêu cầu, nguyên tắc trong vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch hiện nay và giải pháp

– Các đề xuất vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng đường lối và thực tiễn phát triển đất nước trong bối cảnh mới.

Nhóm 2. Bảo vệ, lan tỏa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, sự nghiệp đổi mới, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay; nhận diện và đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ, bao gồm các định hướng chủ đề sau đây:

– Lan tỏa những thành tựu đột phá, sáng tạo về lý luận trong đường lối Đổi mới của Đảng, bảo vệ vững chắc cơ đồ, vị thế, tiềm lực đất nước trong bối cảnh mới.

– Quá trình phát triển lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam từ thực tiễn gần 40 năm đổi mới đất nước, gắn với đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc các vấn đề lý luận, thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay.

– Quá trình phát triển lý luận về đường lối đổi mới đất nước, gắn với đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc các vấn đề lý luận, thực tiễn về đường lối đổi mới đất nước.

– Nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng; xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện, đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”’ kết hợp xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức, cán bộ; gắn với đấu tranh phản bác luận điệu xuyên tạc về vấn đề trên.

– Kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch hiện nay.

– Quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; nền dân chủ xã hội chủ nghĩa; xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam; an sinh xã hội, y tế, giáo dục – đào tạo, khoa học – công nghệ, bảo vệ môi trường thực hiện chính sách phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội gắn với đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc về vấn đề trên.

– Quá trình xây dựng và từng bước hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật, đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực gắn với đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc lý luận, thực tiễn, kết quả phòng chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam hiện nay.

– Hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật về tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người; gắn với đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc về thành tựu bảo đảm, bảo vệ quyền con người trong thời kỳ đổi mới.

– Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, vai trò của các giai cấp, tầng lớp trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; giữ gìn môi trường hoà bình, ổn định để phát triển đất nước; phát huy mạnh mẽ bản sắc “ngoại giao cây tre” Việt Nam; bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, từ khi nước chưa nguy, bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng gắn với đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc về những vấn đề trên.

– Xây dựng “thế trận lòng dân” trong bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; kiên quyết đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, phản động; nhận diện và đấu tranh với những biểu hiện mới của “diễn biến hòa bình”.

– Nhận diện, đấu tranh phản bác luận điệu mới của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị lợi dụng vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”, “tôn giáo”, “dân tộc”, “xã hội dân sự”, “tự do ngôn luận”, “tự do báo chí”, “an sinh xã hội”, “phi chính trị hóa lực lượng vũ trang”, “lập hội” để chống Đảng, Nhà nước và lực lượng vũ trang.

– Kiến nghị hoàn thiện chính sách phát triển đất nước thực hiện thành công khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc với mục tiêu trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào giữa thế kỷ XXI; gắn với nhận diện, đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc về vấn đề trên.

– Nhận diện, phê phán các biểu hiện lệch lạc, “lệch chuẩn” trong xã hội và trên không gian mạng.

– Nhận diện và đấu tranh với những luận điệu chống phá đối với đường lối, quan điểm chỉ đạo mới của Đảng trong nghị quyết các Hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII và các chính sách, pháp luật của Nhà nước mới được ban hành.

– Nhận diện, đấu tranh với những luận điệu chống phá mới về kết quả giữa nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng và công tác chuẩn bị (nội dung, nhân sự, tổ chức) cho Đại hội XIV của Đảng.

Nhóm 3. Thực tiễn, kinh nghiệm tổ chức bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địchbao gồm các định hướng chủ đề sau đây:

– Nhận thức mới về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch sau 05 năm thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW.

– Các yêu cầu mới trong công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị với bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch hiện nay và giải pháp.

– Mối quan hệ giữa bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng với bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ, với xây dựng Đảng và hệ thống chính trị các cấp vững mạnh toàn diện.

– Lan tỏa những kinh nghiệm hay, những cách làm mới về phòng chống tham nhũng, tiêu cực, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch về phòng chống tiêu cực trong bối cảnh mới

– Đổi mới nội dung, phương thức, hình thức bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch đáp ứng yêu cầu cùa tình hình mới.

– Dựa vào nhân dân để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; huy động sự tham gia đông đảo của nhân dân trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới.

– Bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa, nâng cao lòng yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc, truyền thống và lịch sử dân tộc; nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão, khát vọng vươn lên; nêu cao tinh thần trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với đất nước và xã hội.

– Đổi mới cơ chế, chính sách, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, phối hợp lực lượng trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.

– Nâng cao hiệu lực, hiệu quả, xây dựng “thế trận lòng dân” thế trận an ninh nhân dân, thế trận quốc phòng toàn dân trên các mặt trận để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

– Kinh nghiệm mới về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch sau 05 năm thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW và 03 năm tổ chức cuộc thi bảo vệ nên tảng tư tưởng của Đảng; đề xuất những kiến nghị, giải pháp.

– Thực tiễn, kinh nghiệm bảo vệ nền tảng tư tưởng của các đảng cộng sản và công nhân trên thế giới; kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại trong bảo vệ nền tảng tư tưởngđấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch hiện nay./.

 



Show Buttons
Share On Facebook
Share On Youtube
Hide Buttons