Phân lập và tuyển chọn xạ khuẩn ưa nhiệt có khả năng phân hủy lignin từ mẫu mùn thu nhận tại Nhà máy giấy Bãi Bằng

Phân lập và tuyển chọn xạ khuẩn ưa nhiệt có khả năng phân hủy lignin từ mẫu mùn thu nhận tại Nhà máy giấy Bãi Bằng

Lignin là hợp chất tự nhiên có thành phần cấu trúc phức tạp, khó bị phân hủy và cần được loại bỏ trong ngành công nghiệp sản xuất giấy và bột giấy. Ở Việt Nam, nguyên liệu được sử dụng cho sản xuất bột giấy là keo và bạch đàn; hàm lượng lignin trong hai loại gỗ này chiếm khoảng 27,6%.

Hiện nay, công nghệ sản xuất bột giấy sinh học thân thiện với môi trường sử dụng các enzyme phân giải lignin cho phép nâng cao chất lượng bột giấy và giảm thiểu các nguồn gây ô nhiễm nước trong công nghiệp giấy. Từ 20 mẫu mùn thu nhận tại công ty giấy Bãi Bằng, 47 chủng xạ khuẩn ưa nhiệt có khả năng phân giải lignin đã được phân lập.

Trong đó, chủng CX9 là một trong các chủng có khả năng sinh Lignin peroxidase cao (7345 U/L). Chủng CX9 phát triển tốt trong khoảng 37÷45oC, có khuẩn ty khí sinh màu xám và sinh sắc tố tím trên môi trường ISP2. Dựa vào các đặc điểm sinh học và phân tích trình tự gen 16S rDNA, có thể xếp chủng CX9 thuộc vào Streptomyces thermo violaceus, do đó được đặt tên là Streptomyces thermo violaceus CX9.

ĐỌC BÀI NGHIÊN CỨU TẠI ĐÂY.

Theo Công Thương



Show Buttons
Share On Facebook
Share On Youtube
Hide Buttons