Nghiên cứu điều kiện tiền xử lý gỗ keo bởi chủng nấm Perenniporia sp.TĐ95 nhằm phân hủy nhựa cây trong nguyên liệu sản xuất bột giấy

Nghiên cứu điều kiện tiền xử lý gỗ keo bởi chủng nấm Perenniporia sp.TĐ95 nhằm phân hủy nhựa cây trong nguyên liệu sản xuất bột giấy

Hiện nay, nhựa cây đang gây ra nhiều khó khăn cho các nhà máy sản xuất giấy, làm giảm hiệu quả hoạt động của máy móc và chất lượng sản phẩm, gây ô nhiễm môi trường. Trên thế giới, việc ứng dụng công nghệ sinh học (sử dụng enzyme và vi sinh vật) nhằm loại bỏ nhựa cây trong nguyên liệu gỗ sản xuất giấy một cách an toàn và hiệu quả đang thu hút sự quan tâm không chỉ của giới nghiên cứu mà còn của các nhà sản xuất.

Dăm mảnh gỗ keo – nguyên liệu sản xuất bột giấy.

Nhóm tác giả của Viện Công nghệ sinh học – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô đã có công trình nghiên cứu điều kiện tiền xử lý dăm mảnh gỗ keo bởi chủng nấm mục trắng Perenniporia sp. TĐ95. Trong điều kiện nuôi cấy in vitro, chủng Perenniporia sp. TĐ95 có tốc độ sinh trưởng khá nhanh và khả năng sinh enzyme ngoại bào (ligninase, amylase, protease) cao. Đã tìm được điều kiện tiền xử lý nguyên liệu thích hợp nhất là: độ ẩm ban đầu của gỗ 80%; tỷ lệ cấy giống nấm là 2%; thờii gian ủ 30 ngày; nhiệt độ ủ 30oC. Trong thử nghiệm, nấm Perenniporia sp. TĐ95 phát triển tốt trên dăm mảnh gỗ keo, làm giảm được 47,7 % lượng nhựa tổng số, 65,70 % sterol tự do và 55,87% sterol este. Kết quả cho thấy chủng Perenniporia sp. TĐ95 có tiềm năng ứng dụng hiệu quả trong tiền xử lý nguyên liệu gỗ nhằm loại bỏ bớt nhựa cây và giảm cặn nhựa trong sản xuất bột giấy sinh học.

Chủng nấm Perenniporia sp. TĐ95 có khả năng sinh tổng hợp enzyme phân hủy nhựa cây laccase và sterol esterase. Trong bài báo này, đã nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của chủng TĐ95 đồng thời lựa chọn được điều kiện thích hợp để tiền xử lý dăm mảnh keo như: độ ẩm của dăm mảnh gỗ 80% v/w; tỷ lệ tiếp giống 2% w/w và thời gian ủ là 30 ngày. Trong điều kiện nêu trên, chủng TĐ95 đã loại được 47,7 % nhựa tổng số, phân hủy khoảng 60% các hợp chất sterol và hợp chất béo. Kết quả nghiên cứu ban đầu ở quy mô phòng thí nghiệm cho thấy đây là chủng nấm có tiềm năng ứng dụng cao trong phân hủy nhựa cây của nguyên liệu sản xuất bột giấy, cần được thử nghiệm ở quy mô lớn hơn, tiến tới gần hơn với điều kiện sản xuất thực tế của nhà máy giấy.

Công Nghiệp Giấy xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc về công trình nghiên cứu trên. Xem chi tiết tại đây

 

VPPA

Đăng lúc 20/03/2020 15:35


Show Buttons
Share On Facebook
Share On Youtube
Hide Buttons